Cách đây vài hôm, cựu tổng thống Mỹ Donal Trump đã tung ra một bộ sưu tập thẻ trading card miêu tả ông như một vị anh hùng, một phi hành gia, một tay đua xe công thức F1.
Các loại thẻ trading card còn được biết đến là các “non-fungible token” hay còn được gọi tắt là NFTs.
Trong khi Bitcoin được ngợi ca là vị vua mới của tiền tệ, thì NFT hiện đang được quảng bá là thứ đáng quan tâm nhất về hàng sưu tập, nhưng dẫu vậy vẫn có nhiều người hoài nghi rằng chúng cũng chỉ là một bong bóng đang chờ vỡ.
Mục đích của việc tạo ra NFTs là gì?
NFT hiểu đơn giản là một dòng công nghệ giúp chứng minh quyền sở hữu một vật phẩm kỹ thuật số. Vật phẩm kỹ thuật số này có thể là một bài hát, một bức tranh, một đoạn video, một dòng tweet – hay thậm chí là một khu đất kỹ thuật số trong các trò chơi online, thế giới ảo. Dạo gần đây, người ta sắp ra mắt những mảnh đất kỹ thuật số trong thế giới ảo Otherside được bán với giá gần 6.000 đô la Mỹ (4.791 bảng Anh) mỗi mảnh.
NFT là viết tắt của Non-fungible token. Nếu một thứ gì đó được xem là non-fungible, thì có nghĩa là nó không có giá trị rõ ràng và không thể dùng để trao đổi một vật khác cùng loại. Còn một vật được xem là fungible thì chính tờ tiền hiện tại, chẳng hạn như tờ tiền bảng Anh, bởi vì tờ tiền một bảng Anh này có thể được đổi lấy tờ tiền một bảng Anh khác, không quan trọng về số seri, không quan trọng tờ tiền cũ hay mới, được sở hữu bởi người giàu hay ngheo – thì nó vẫn là tờ tiền một bảng Anh.
Tài sản Fungible có thể là một ngôi nhà, hoặc một bức tranh chẳng hạn như tranh Mona Lisa (thứ chỉ có một). Bạn có thể chụp ảnh bức tranh hoặc mua một bản sao giống như đúc nhưng trên thế giới người ta cũng chỉ công nhận một bức tranh Mona Lisa gốc.
Việc sở hữu các vật phẩm kỹ thuật số tương đối nguy hiểm, bởi vì chúng có thể bị sao chép, đạo nhái. Chẳng hạn, nếu bạn tìm thấy một bức ảnh trên mạng mà bạn thích, bạn có thể nhấp chuột vào bức ảnh đó, lưu nó vào máy tính và sử dụng nó làm hình nền nếu muốn. NFTs xuất hiện để giải quyết vấn đề này.
Khi bạn mua NFT từ nhà phát hành, hồ sơ mua hàng của bạn sẽ được lưu trong Blockchain. Khi Blockchain lưu trữ, thì hồ sơ mua hàng của bạn sẽ hoàn toàn không thể bị thay đổi hay xóa bỏ. Người khác có thể nhận NFT này là của bạn – và bạn là chủ sở hữu duy nhất của nó.
Giá trị của NFTs
Những sản phẩm nghệ thuật truyền thống sở dĩ có giá trị cao là do chúng là những thứ có thật, những thứ mà chúng ta có thể chạm vào được. Các sản phẩm nghệ thuật kỹ thuật số thì gần như không có giá trị vì chúng có thể được sao chép ra hàng tỷ bản copy.
Nhưng, NFTs thì được mã hóa trong Blockchain để tạo ra các chứng nhận kỹ thuật số nhằm thể hiện quyền sở hữu vật phẩm trong các vấn đề mua bán.
Về lý thuyết, mọi người đều có thể mã hóa sản phẩm của mình dưới dạng NFT để lưu trữ nhưng thứ mà người ta quan tâm chính là các bài báo có tiêu đề về doanh thu hàng triệu đô từ việc bán chúng.
Ảnh minh họa – Nguồn: Internet
Ví dụ điển hình:
- Một Gif hoạt hình của Nyan Cat – meme năm 2011 về một chú mèo được bán với giá hơn 500.000 đô la (365.000 bảng Anh).
- Vài tuần sau, nhạc sĩ Grimes đã bán một số tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số của cô với giá hơn 6 triệu đô la.
- Công ty Sorare của Pháp, chuyên bán các thẻ trading card bóng đá dưới dạng NFT, đã thu về được 680 triệu đô la (498 triệu bảng).
Thế tại sao chúng lại có giá cao đến vậy? Thật ra hầu hết các NFT đều được bán với giá rất thấp. Chúng ta chỉ thật sự chỉ biết đến nó khi giá đã bay “tung nóc”. Cũng giống như các sản phẩm nghệ thuật truyền thống, ta chỉ biết về chúng khi ai đó đã ra cái giá hàng triệu đô la (ví dụ như tranh của Picasso), sẽ rất khó để biết được khi nào một tác phẩm nghệ thuật sẽ có giá như vậy.
Giống như những thứ vật chất, giá trị của NFT phụ thuộc vào khoảng tiền mà một người nào đó sẵn sàng trả cho nó – và điều đó có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Người mua có thể nghĩ rằng do nó đẹp, nó quan trọng, nó có ý nghĩa, và vì vậy họ sẽ rất hài lòng khi trả nhiều tiền cho nó. Người đã mua dòng tweet đầu tiên, doanh nhân Sina Estavi, đã viết: “Đây không chỉ là một dòng tweet! Tôi nghĩ nhiều năm sau mọi người sẽ nhận ra giá trị đích thực của dòng tweet này, giống như bức tranh Mona Lisa vậy”.
Nguồn: Internet
Ngoài việc dòng tweet đầu tiên này thứ là độc nhất và mang tính lịch sử, việc sở hữu nó cũng là một vấn đề khó. Trên thế giới này chỉ một người có thể nói rằng họ đang sở hữu dòng tweet đầu tiên được gửi.
Giá trị của NFTs còn nằm ở độ hiếm. Trong kinh tế thì quy luật cung-cầu luôn là thứ quan trọng tuyệt đối. NFT rất hiếm, vì nó là thứ duy nhất và chỉ có một. Ví dụ nổi tiếng nhất là dự án CryptoPunks, nơi chỉ có 10.000 cryptopunk duy nhất. Mỗi punk có sự kết hợp của các loại thuộc tính giống nhau (tức là tóc, mắt và màu da), với một số thuộc tính hiếm và không hiếm, khiến một số loại cryptopunk này đắt và không đắt.
Nhiều người sở hữu NFTs vì chúng thể hiện sự đẳng cấp. Khi bạn mua một NFT, hồ sơ giao dịch của bạn sẽ được lưu trữ lại bên trong Blockchain, và mọi người đều có thể biết. Do đó, hãy thử nghĩ xem mọi người sẽ nghĩ về bạn như thế nào khi sở hữu một NFT phiên bản giới hạn của các Gucci, Supreme hay Jordan với giá trị hàng chục ngàn đô.
Bong bóng NFTs
Một lý do khiến NFT có thể đắt như vậy là do một thứ mà các nhà kinh tế học gọi là bong bóng. Nhà đầu tư sẽ mua và bán liên tục một sản phẩm triển vọng, điều này sẽ đẩy giá thành của nó lên rất cao.
Hiệu ứng bong bóng thường có xu hướng xảy ra mỗi khi có dòng công nghệ mới xuất hiện. Nhà đầu tư chấp nhận mua mà không hiểu hết về chúng, chỉ bị thu hút bởi số tiền mà họ có thể kiếm được thông qua lời nói của các kols. Vì thế, nhiều người cũng đang hoài nghi liệu rằng việc này cũng đang xảy ra với NFT.
Điều này không có nghĩa là NFT không có giá trị, mà nó ám chỉ rằng một nhà đầu tư làm như vậy chỉ để kiếm lợi nhuận chứ không phải vì họ quan tâm đến việc sở hữu một vật phẩm kỹ thuật số.
Một lý do khác khiến NFT đắt đỏ như vậy là do chúng có khả năng liên kết với metaverse. Metaverse là một vũ trụ ảo trong đó mọi người sẽ có thứ đại diện và sở hữu không gian kỹ thuật số của riêng họ, giống như vùng đất kỹ thuật số được bán trong thế giới ảo Otherside.
Kết luận
Vậy bạn đã tìm hiểu qua bài viết Tại sao NFTs lại có giá trị cao? CryptoViet hy vọng sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất.
Disclaimer: Giao dịch tiền điện tử có mức độ rủi ro cao và có thể không phù hợp với tất cả các nhà đầu tư. CryptoViet sẽ không chịu trách nhiệm pháp lý đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào có thể phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc sử dụng hoặc phụ thuộc vào những thông tin trên. Tất cả các ý kiến được bày tỏ trên trang web này thuộc sở hữu của người viết và không bao giờ được coi là lời khuyên dưới bất kỳ hình thức nào.
Trả lời