• Hệ Sinh Thái
    • Ethereum
      • Polygon
      • Arbitrum
    • Aptos
    • Sui
    • BNB Chain
    • Polkadot
    • Solana
    • Celo
    • Near
    • Terra
    • Avalanche
    • Cosmos
  • Web3
  • NFTs
    • Metaverse
    • Game AAA
  • Infrastructure
  • Kiến Thức Crypto
  • Tạp Chí
  • AMA
  • Tuyển Dụng

CryptoViet Analytics

In Tech We Trust

Social

You are here: Home / Kiến Thức Crypto / Proof of Work – Proof of Stake là gì?
Proof of Work – Proof of Stake là gì?

Proof of Work – Proof of Stake là gì?

Tháng Bảy 11, 2022 by MinhHieu Leave a Comment

Những ai tham gia thị trường tiền điện tử dù mới hay cũ, có lẽ cũng đã biết hoặc nghe qua cụm từ “Proof of Work” hay “Proof of Stake”. Đây là hai cơ chế đồng thuận chính được sử dụng bởi hầu hết các đồng tiền điện tử hiện nay.

“Proof of Work” là cơ chế mà cả Bitcoin và Ethereum đang sử dụng để hoạt động tính đến thời điểm hiện tại.

“Proof of Stake” là cơ chế mà các đồng tiền điện tử mới hơn sử dụng như Cardano, Solana, Terra,…

Vậy cụ thể hơn Proof of Work là gì? Proof of Stake là gì? hoạt động như thế nào? Mời các bạn cùng tìm hiểu tại bài viết này nhé.

Nội dung bài viết ẩn
1. Proof of Work (POW) là gì?
1.1. Proof of Work hoạt động như thế nào?
2. Proof of Stake (POS) là gì?
2.1. Proof of Stake hoạt động như thế nào?
3. Một số khác biệt giữa Proof of Work và Proof of Stake

Proof of Work (POW) là gì?

proof-of-work-la-gi

Proof of Work(bằng chứng công việc) là cơ chế đồng thuận tiền điện tử ban đầu, được sử dụng lần đầu tiên bởi Bitcoin.

Các Blockchain sử dụng cơ chế Proof of work được bảo mật và xác minh bởi các thợ đào trên khắp thế giới, họ phải chạy đua để trở thành người đầu tiên giải mã thuật toán và xác nhận giao dịch. Thợ đào sau khi hoàn tất xác nhận sẽ nhận được phần thưởng là là đồng coin hay token mới phát hành.

Proof of Work có một số lợi thế rất mạnh, đặc biệt là đối với một loại tiền điện tử tương đối đơn giản nhưng có giá trị cực kỳ lớn như Bitcoin. Cơ chế này để duy trì một blockchain phi tập trung an toàn, khi giá trị của tiền điện tử ngày càng tăng, càng có nhiều người khai thác được khuyến khích tham gia vào mạng lưới, làm tăng sức mạnh và tính bảo mật của nó.

Proof of Work hoạt động như thế nào?

Với Proof of Work, khi thực hiện giao dịch trên Blockchain, nó sẽ được gom vào một Block cùng một số giao dịch khác. Các thợ đào sẽ sử dụng hệ thống máy đào gồm nhiều máy tính mạnh để xác minh giao dịch.

Một câu đố toán học phức tạp sẽ được hệ thống đưa ra. Nhiệm vụ của thợ đào là sử dụng sức mạnh của hệ thống đào tìm ra câu trả lời, sau khi tìm được sẽ thông báo cho các thợ đào còn lại. Khi phần lớn thành viên xác nhận đó là câu trả lời đúng, Block mới sẽ được tạo ra, giao dịch được xác nhận.

Khi hoàn thành, thợ đào sẽ nhận được phần thưởng là phí giao dịch và phần thưởng khối. Tuy nhiên, đây là quá trình sử dụng rất nhiều tài nguyên, điện, thời gian.

proof-of-work-hoat-dong

Nếu câu đố quá khó, sẽ mất rất nhiều thời gian để tìm ra câu trả lời, khiến Block mới không được tạo ra, hệ thống sẽ bị tắc nghẽn, giao dịch không thể thực hiện.

Nhưng nếu câu đố quá dễ, hệ thống sẽ dễ bị tấn công, các giao dịch có khả năng bị làm giả

PoW giải quyết vấn đề này bằng một thuật toán điều chỉnh độ khó phù hợp với tốc độ khai thác của các thợ đào, sao cho Block mới sẽ sinh ra trong một khoảng thời gian cố định.

Proof of Stake (POS) là gì?

Proof of Stake (bằng chứng cổ phần) là cơ chế đồng thuận tiền điện tử để xử lý các giao dịch và tạo các khối mới trong một chuỗi khối, là một phương pháp để xác thực các mục nhập vào cơ sở dữ liệu phân tán và giữ cơ sở dữ liệu an toàn.

Proof of Stake đang dần thay thế Proof of Work. Thay vì cần sức mạnh tính toán để xác thực giao dịch, người xác thực phải stake tiền mã hóa. Thực tế này làm giảm đáng kể mức tiêu thụ năng lượng cần thiết. Proof of Stake cũng cải thiện tính phi tập trung, bảo mật và khả năng mở rộng.

Proof of Stake hoạt động như thế nào?

Proof of Stake làm giảm số lượng công việc tính toán cần thiết để xác minh các khối và giao dịch trên Blockchain và giúp một loại tiền điện tử được bảo mật. Proof of Stake thay đổi cách xác minh các khối bằng cách sử dụng máy của chủ sở hữu đồng coin, token sử dụng cơ chế POS.

Các chủ sở hữu cung cấp đồng coin, token của họ làm tài sản thế chấp để có cơ hội xác thực các khối. Chủ sở hữu đồng coin, token đó Stake và trở thành Validator(người xác nhận).

Các Validator sau đó được chọn ngẫu nhiên để khai thác hoặc xác thực khối. Hệ thống này ngẫu nhiên hóa những người được xác thực thay vì sử dụng cơ chế dựa trên cạnh tranh như POW.

proof-of-stake-hoat-dong

Để trở thành Validator, họ phải Stake một số lượng coin, token cụ thể. Tuỳ mỗi Blockchain sẽ có yêu cầu số lượng Stake khác nhau.

Khi các bạn cũng sở hữu đồng coin, token đó thì có thể Stake vào các Validator để được chia sẻ phần phí giao dịch mà họ kiếm được từ việc xác thực.

Một số khác biệt giữa Proof of Work và Proof of Stake

Tiêu thụ năng lượng là một trong những điểm khác biệt chính giữa hai cơ chế đồng thuận này.

Bởi vì các Blockchain sử dụng POS không yêu cầu thợ đào phải chi tiêu điện năng cho các quy trình trùng lặp (cạnh tranh để giải cùng một câu đố), POS cho phép các mạng hoạt động với mức tiêu thụ tài nguyên thấp hơn đáng kể.

so-sanh-proof-of-work-proof-of-stake

Lời kết

Trên đây CryptoViet vừa thông tin đến các bạn kiến thức về Proof of Work và Proof of Stake là gì và chúng hoạt động như thế nào trên nền tảng Blockchain.

Lưu ý, bài viết nhắm mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư, xin cảm ơn!

Chia sẻ
Disclaimer: Giao dịch tiền điện tử có mức độ rủi ro cao và có thể không phù hợp với tất cả các nhà đầu tư. CryptoViet sẽ không chịu trách nhiệm pháp lý đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào có thể phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc sử dụng hoặc phụ thuộc vào những thông tin trên. Tất cả các ý kiến ​​được bày tỏ trên trang web này thuộc sở hữu của người viết và không bao giờ được coi là lời khuyên dưới bất kỳ hình thức nào.

Lượt xem: 110

Bài viết liên quan

TrueUSD-la-gi
TrueUSD là gì? Tìm hiểu thông tin chi tiết về Stablecoin TUSD
Toku – Nền tảng trả lương, thưởng dựa trên mã thông báo
ERC-4337
ERC 4337 – Bản nâng cấp mới của Ethereum có ý nghĩa gì đối với NFTs
Previous Post: « Michael Saylor là ai? Mối quan hệ giữa Microstrategy và Bitcoin
Next Post: Flow là gì? Flow hoạt động như thế nào? Thông tin về FLOW Coin »

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Theo Dõi Chúng Tôi

  • Email
  • Facebook
  • Twitter

Bài Viết Đọc Nhiều

  • Hướng dẫn chạy node Sui blockchain bằng source code – Testnet Wave 2 (672)
  • Hướng dẫn chạy node Celestia bằng source code (411)
  • Node là gì? Cơ hội nhận Retroactive thông qua việc chạy node? (382)
  • Hướng dẫn chạy node Aptos bằng source code (348)
  • Hướng dẫn chạy node Sui blockchain bằng source code (232)

Copyright © 2023 · CryptoViet Analytics · CryptoViet.com