• Hệ Sinh Thái
    • Ethereum
      • Polygon
      • Arbitrum
    • Aptos
    • Sui
    • BNB Chain
    • Polkadot
    • Solana
    • Celo
    • Near
    • Terra
    • Avalanche
    • Cosmos
  • Web3
  • NFTs
    • Metaverse
    • Game AAA
  • Infrastructure
  • Kiến Thức Crypto
  • Tạp Chí
  • AMA
  • Tuyển Dụng

CryptoViet Analytics

In Tech We Trust

Social

You are here: Home / Tạp Chí / Mối tương quan giữa tiền điện tử và các chính sách tiền tệ
Mối tương quan giữa tiền điện tử và các chính sách tiền tệ

Mối tương quan giữa tiền điện tử và các chính sách tiền tệ

Tháng Hai 24, 2023 by MinhHieu

Với sự tiến bộ của công nghệ kỹ thuật số, sự phát triển nhanh chóng của tiền điện tử hiện được xem là có thể gây ra các mối ảnh hưởng đến sự độc quyền của các loại tiền tệ do ngân hàng trung ương phát hành. Tiền điện tử đang nhanh chóng được mọi người công nhận có khả năng đóng vai trò là các phương tiện trao đổi và giao dịch.

Nội dung bài viết ẩn
1. Một số thông tin về FED
2. Tiền điện tử và Chính sách tiền tệ
3. Kết luận

Một số thông tin về FED

FED lần đầu tiên được thành lập vào năm 1913, Fed là một tổ chức hoàn toàn tự trị và không bị ảnh hưởng hay phụ thuộc vào chính phủ Hoa Kỳ. Đây là tổ chức duy nhất trên thế giới có thẩm quyền in USD (đô la Mỹ).

Mối tương quan giữa tiền điện tử và các chính sách tiền tệ

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Fed không chỉ có quyền kiểm soát tuyệt đối đối với nền kinh tế Hoa Kỳ mà còn có các tác động ảnh hưởng đáng kể đến ngành công nghiệp tiền điện tử. Hầu như mọi lúc, Fed họp khoảng tám lần một năm để thay đổi và duy trì các chính sách, cũng như thúc đẩy sự ổn định và tính linh hoạt của tiền tệ. Mỗi khi cuộc họp này diễn ra, giá của token và coin sẽ có sự biến động mạnh.

Với quyền lực tuyệt đối, Fed có thể tự mình thực hiện các thay đổi về chính sách lãi suất để kiểm soát lạm phát. Khi lãi suất tăng, doanh nghiệp và người tiêu dùng sẽ có xu hướng cắt giảm chi tiêu. Thu nhập sẽ giảm và kết quả là giá trị cổ phiếu hay các tài sản cũng sẽ giảm. Mặt khác, khi lãi suất được giảm, người tiêu dùng và các tập đoàn kinh doanh sẽ đẩy mạnh chi tiêu, khiến giá trị các loại tài sản tăng lên nhanh chóng.

Để giữ mức lạm phát phù hợp, Fed có thể tăng lãi suất quỹ liên bang bằng cách sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ. Ví dụ, các chính sách tiền tệ có thể là “thắt chặt” hoặc “thu hẹp” hay trở nên “hạn chế” hơn. (tighen – contractionary – restrictive)

Ngoài ra, Fed còn có thể sử dụng các công cụ để giảm lãi suất quỹ liên bang nhằm giảm thiểu hoặc đảo ngược suy thoái kinh tế, tăng lạm phát trở lại. Chính sách tiền tệ này được cho là tiền tệ “nới lỏng” hoặc “mở rộng” hay “thích ứng” hơn để hạ lãi suất quỹ liên bang. (Ease – Expansionary – Accommodative).

Fed thường thực hiện chính sách tiền tệ bằng cách sử dụng bộ ba công cụ:

  • Dự trữ bắt buộc (Reserve Requirements)
  • Lãi suất chiết khấu (The discount rate)
  • Nghiệp vụ thị trường mở (Open Market Operations).

Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) sẽ chịu trách nhiệm thực hiện các Nghiệp vụ thị trường Mở. Trong khi đó, Hội đồng Thống đốc (BoG) sẽ chịu trách nhiệm xem xét Tỷ lệ chiết khấu và các yêu cầu Dự trữ.

Năm 2008, Fed đã mở rộng bộ công cụ chính sách tiền tệ của mình bằng cách trả lãi cho số dư dự trữ được lưu trữ tại các Ngân hàng Dự trữ (Reserve Bank). Dạo gần đây, Fed cũng đã thực hiện các hợp đồng Repo nghịch đảo để duy trì mức lãi suất quỹ liên bang.

Tiền điện tử và Chính sách tiền tệ

Tiền điện tử hiện nay tồn tại song song với các loại tiền tệ truyền thống. Khối lượng hiện tại tương đối nhỏ nên không đe dọa đến sự thống trị của đồng tiền fiat. Tuy nhiên, nếu các thuật toán hiện nay ngày phát triển để giảm thiểu sự biến động lớn của tiền điện tử, thì mức độ phổ biến và sử dụng rộng rãi của chúng có thể tăng lên rất nhiều.

Mối tương quan giữa tiền điện tử và các chính sách tiền tệ

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Tại một hội nghị tài chính năm 2017, phó chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ, ông Randal Quarles cho biết:

“Mặc dù các loại tiền kỹ thuật số này hiện nay không gây ra mối lo ngại lớn vì mức độ sử dụng tương đối thấp ở thời điểm hiện tại, nhưng các vấn đề nghiêm trọng về việc ổn định tài chính có thể xảy ra nếu chúng đạt được mức độ sử dụng quy mô và phổ biến rộng rãi.”

Ông cho rằng một tài sản thay thế như Bitcoin trong thời kỳ kinh tế khó khăn có thể gây cản trở trong việc kiềm chế lạm phát và các rủi ro tín dụng do tỷ giá hối đoái của đồng đô la Mỹ có thể trở nên không ổn định.

Nhưng ta hãy thử lấy trường hợp của Venezuela, nơi mà việc quản lý tiền tệ yếu kém của chính phủ đã gây ra sự khốn khổ và bất an cho người dân nước này. Chúng ta đã thấy nhiều người Venezuela thuộc các nền kinh tế xã hội khác nhau chuyển sang Bitcoin và các loại tiền điện tử khác để bảo vệ bản thân khỏi sự tàn phá của việc lạm phát nghiêm trọng và một chính phủ “tồi”. Trong môi trường kinh tế này, tiền điện tử chính là vị cứu tinh cho các gia đình cần một kho lưu trữ giá trị tài sản vững chắc hơn.

Thay vì tạo thành ra các mối đe dọa, sự tồn tại chung của tiền fiat và tiền điện tử có thể đem lại các ảnh hưởng tốt bằng cách đóng vai trò răn đe các ngân hàng trung ương. Đây chính là một phần dẫn chúng cho phần lập luận của Hayek (1976) về việc bãi bỏ sự độc quyền tiền tệ của chính phủ nhằm duy trì sự ổn định của các đồng tiền chính thức.

Nhìn vào sự sụt giảm của thị trường điện tử hiện tại, rõ ràng là việc Fed tăng lãi suất đã có ảnh hưởng đáng kể đến Bitcoin và toàn bộ thị trường tiền điện tử nói chung. Nhiều người đã từng khẳng định rằng Bitcoin là một rào cản nhằm chống lạm phát do nguồn cung hạn chế và là nơi trú ẩn an toàn cho các nhà đầu tư, nhưng giờ đây chúng ta có thể quan sát giá Bitcoin đang có chiều hướng di chuyển đồng pha với các tài sản rủi ro khác, chẳng hạn như cổ phiếu, v.v.

Có thể nói rằng tiền điện tử đang có sự phản ứng thị trường giống như các loại tài sản rủi ro khác bất cứ khi nào Fed nói rằng họ sẽ tăng hoặc giảm mua trái phiếu, cũng như đưa ra gợi ý rằng lãi suất sẽ tăng vào năm tới. Và trong ngắn hạn, dòng tiền sẽ thường xuyên chuyển dịch khỏi các kênh đầu tư rủi ro cao (như thị trường tiền điện tử, chứng khoán, bất động sản) và chuyển sang các kênh đầu tư ít rủi ro hơn (như tiền gửi ngân hàng).

Theo đó, việc lãi suất tăng sẽ khiến nhiều công ty phải trả lãi suất cao hơn cho các khoản vay, làm giảm thu nhập và giá trị cổ phiếu của họ. Các doanh nghiệp giờ đây sẽ phải đối mặt với áp lực kinh tế, buộc họ phải tăng giá hàng hóa và dịch vụ của mình. Do đó, người dùng sẽ phải trả nhiều tiền hơn để mua hoặc sử dụng hàng hóa cho nhu cầu riêng của họ.

Kết luận

Việc thắt chặt của Ngân hàng trung ương có lẽ là vấn đề vĩ mô quan trọng nhất thúc đẩy cả thị trường chứng khoán và tiền điện tử ngày nay, điều này có thể giải thích về mối liên hệ đáng chú ý giữa hai ngành này.

Chia sẻ
Disclaimer: Giao dịch tiền điện tử có mức độ rủi ro cao và có thể không phù hợp với tất cả các nhà đầu tư. CryptoViet sẽ không chịu trách nhiệm pháp lý đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào có thể phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc sử dụng hoặc phụ thuộc vào những thông tin trên. Tất cả các ý kiến ​​được bày tỏ trên trang web này thuộc sở hữu của người viết và không bao giờ được coi là lời khuyên dưới bất kỳ hình thức nào.

Lượt xem: 11

Bài viết liên quan

TrueUSD-la-gi
TrueUSD là gì? Tìm hiểu thông tin chi tiết về Stablecoin TUSD
Toku – Nền tảng trả lương, thưởng dựa trên mã thông báo
Chaos-labs-la-gi
Chaos Labs – Nền tảng thiết yếu và rất cần thiết cho DeFi
Previous Post: « Polyhedra Network là gì? Nâng cao khả năng tương tác Web3
Next Post: Chaos Labs – Nền tảng thiết yếu và rất cần thiết cho DeFi »

Primary Sidebar

Theo Dõi Chúng Tôi

  • Email
  • Facebook
  • Twitter

Bài Viết Đọc Nhiều

  • Hướng dẫn chạy node Sui blockchain bằng source code – Testnet Wave 2 (672)
  • Hướng dẫn chạy node Celestia bằng source code (410)
  • Node là gì? Cơ hội nhận Retroactive thông qua việc chạy node? (381)
  • Hướng dẫn chạy node Aptos bằng source code (347)
  • Hướng dẫn chạy node Sui blockchain bằng source code (232)

Copyright © 2023 · CryptoViet Analytics · CryptoViet.com