• Hệ Sinh Thái
    • Ethereum
      • Polygon
      • Arbitrum
    • Aptos
    • Sui
    • BNB Chain
    • Polkadot
    • Solana
    • Celo
    • Near
    • Terra
    • Avalanche
    • Cosmos
  • Web3
  • NFTs
    • Metaverse
    • Game AAA
  • Infrastructure
  • Kiến Thức Crypto
  • Tạp Chí
  • AMA
  • Tuyển Dụng

CryptoViet Analytics

In Tech We Trust

Social

You are here: Home / Hệ Sinh Thái / Ethereum / Layer 2 liệu có còn cần thiết khi Ethereum chuyển đổi sang ETH 2.0?
Layer 2 liệu có còn cần thiết khi Ethereum chuyển đổi sang ETH 2.0?

Layer 2 liệu có còn cần thiết khi Ethereum chuyển đổi sang ETH 2.0?

Tháng Năm 20, 2022 by Đạt Leave a Comment

Layer 2 (L2) là một thuật ngữ chung để mô tả một tập hợp các giải pháp mở rộng quy mô Ethereum. Layer 2 là một blockchain riêng biệt mở rộng Ethereum và kế thừa các đặc tính bảo mật của Ethereum.

Bây giờ chúng ta hãy đi sâu hơn một chút để tìm hiểu về giá trị mà layer 2 mang lại cũng như là việc layer 2 có còn cần thiết khi chuyển đổi sang ETH 2.0 không nhé!!!

Nội dung bài viết ẩn
1. Trước tiên, chúng ta cần hiểu đặc tính cơ bản của một blockchain mong muốn có được?
2. Các L2 hiện tại giải quyết được những gì?
3. Phân loại các Layer 2 hiện có
3.1. Generalized layer 2
3.2. Application specific layer 2
4. Layer 2 có còn cần thiết khi Ethereum chuyển đổi sang ETH 2.0?
5. Kết luận

Trước tiên, chúng ta cần hiểu đặc tính cơ bản của một blockchain mong muốn có được?

Trong điều kiện lý tưởng, một blockchain sẽ hoàn hảo nếu đảm bảo 3 điều kiện về Security, Decentralize, Scalable – người ta hay gọi chung 3 điều kiện này là Blockchain Trilemma. Tuy nhiên các blockchain thường bị buộc phải đánh đổi khiến chúng không thể đạt được 3 khía cạnh trên:

  1. Decentralize (Phi tập trung): Tạo ra một blockchain không bị kiểm soát bởi sever tập trung do một người hay một nhóm người quản lý.
  2. Scalable (Khả năng mở rộng): Khả năng hệ thống blockchain xử lý số lượng giao dịch ngày càng tăng, nếu không giải quyết được vấn đề này thì tốc độ giao dịch của mạng lưới ngày càng chậm, phí gas ngày càng tăng khi số lượng giao dịch lớn.
  3. Security: Khả năng tự bảo về mạng lưới khỏi các cuộc tấn công, lỗi và các vấn đề không lường trước được.

Ở thời điểm hiện tại, kể cả các layer mới ra đời cũng vẫn chưa thể cân bằng 3 khía cạnh này. Thông thường, một số blockchain layer 1 có thông lượng cao hơn và phí giao dịch thấp hơn Ethereum. Các layer 1  này đã phải hy sinh về bảo mật hoặc tính phi tập trung để đạt được tốc độ giao dịch cao hơn và phí giao dịch thấp hơn.

Các L2 hiện tại giải quyết được những gì?

Đó chính là tốc độ giao dịch và phí gas. Sau nhiều năm nghiên cứu và phát triển, hiện tại đã có rất nhiều công nghệ Layer 2 đã ra mắt và tập trung giải quyết 2 vấn đề chính về tốc độ giao dịch và phí gas. Các Layer 2 khi ra đời đều đưa ra luận điểm mạng lưới của dự án sẽ giải quyết các vấn đề như tốc độ giao dịch, khả năng mở rộng, phí giao dịch. Tuy nhiên, từ trải nghiệm của bản thân mình nhận thấy đa phần các dự án chỉ giải quyết được một trong các vấn đề kể trên của Ethereum.

Phân loại các Layer 2 hiện có

Generalized layer 2

Generalized layer 2 hoạt động giống như Ethereum nhưng phí gas rẻ hơn. Bất cứ điều gì bạn thực hiện được trên Ethereum thì bạn cũng có thể làm nó trên layer 2. Nhiều Dapp trên Ethereum đã bắt đầu chuyển từ Ethereum layer 1 sang layer 2 hoặc triển khai thẳng trên layer 2 từ khi ra mắt. Ví dụ một số generalized layer 2 hiện tại như: Arbitrum, Optimism, Metis, Boba Network,…

Application specific layer 2

Application specific layer 2 là các Dapp trên Ethereum nhưng được tối ưu hoá về hiệu suất cũng như phí gas so với mạng chính. Một số Dapp nổi bật có thể kể đến như dYdX, Loopring, zkSync, ZKSpace,…

Layer 2 có còn cần thiết khi Ethereum chuyển đổi sang ETH 2.0?

Câu trả lời là Có. Trong bản kế hoạch của Ethereum về việc chuyển đổi từ ETH 1.0 sang ETH 2.0 (tức là từ POW chuyển sang POS), mục tiêu của dự án là nâng thông lượng của mạng lưới lên 100,000 TPS bằng kỹ thuật data sharding, mặc dù thông lượng mạng lưới được nâng cao nhưng vẫn phải đảm bảo về tính bảo mật cũng như khả năng phân quyền. Theo mình nghĩ với tốc độ mở rộng không ngừng của Ethereum hiện tại, nếu ETH 2.0 thực sự được chuyển đổi thành công trong tương lai thì vẫn cần phải có layer 2 hỗ trợ để giảm tải cho mạng chính.

Kết luận

ETH 2.0 là một quá trình dài chuyển đổi của mạng chính Ethereum, dự kiến hoàn thành vào khoảng năm 2025. Trong giai đoạn chuyển đổi, Ethereum vẫn cần sự hỗ trợ rất nhiều từ các layer 2 để giải quyết tình trạng quá tải của mạng lưới, đây cũng là cơ hội cho anh em skin in game một số layer 2 chưa có token để kiếm retroactive. Chúc anh em thành công, hẹn gặp lại ở những bài viết sau!!!

Chia sẻ
Disclaimer: Giao dịch tiền điện tử có mức độ rủi ro cao và có thể không phù hợp với tất cả các nhà đầu tư. CryptoViet sẽ không chịu trách nhiệm pháp lý đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào có thể phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc sử dụng hoặc phụ thuộc vào những thông tin trên. Tất cả các ý kiến ​​được bày tỏ trên trang web này thuộc sở hữu của người viết và không bao giờ được coi là lời khuyên dưới bất kỳ hình thức nào.

Lượt xem: 74

Bài viết liên quan

CyberConnect-la-gi
CyberConnect là gì? Social Graph tiếp theo trên BNB Chain
BTCFi là gì? Giải thích về DeFi trên Bitcoin?
Toàn cảnh hệ sinh thái Aptos tháng 02/2023
Previous Post: « Thị trường Crypto tháng 5/2022, mùa Downtrend có thật sự đã đến?
Next Post: Mùa đông của thị trường Crypto đã đến, làm gì khi thị trường Downtrend 2022? »

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Theo Dõi Chúng Tôi

  • Email
  • Facebook
  • Twitter

Bài Viết Đọc Nhiều

  • Hướng dẫn chạy node Sui blockchain bằng source code – Testnet Wave 2 (672)
  • Hướng dẫn chạy node Celestia bằng source code (411)
  • Node là gì? Cơ hội nhận Retroactive thông qua việc chạy node? (381)
  • Hướng dẫn chạy node Aptos bằng source code (347)
  • Hướng dẫn chạy node Sui blockchain bằng source code (232)

Copyright © 2023 · CryptoViet Analytics · CryptoViet.com