Đã hơn một năm kể từ khi làn sóng GameFi bùng nổ với sự dẫn đầu của Axie Infinity. Kể từ đó, chúng ta đã chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng về số lượng người dùng trong quý cuối cùng của năm 2021, cùng với đó, các dự án game mọc lên như “nấm” bao gồm cả các dự án chất lượng và “bánh vẽ”.
Tuy nhiên, đến đầu năm 2022, cùng với sự đi xuống của thị trường chung, các dự án GameFi cũng đần đi đến hồi kết do đa phần chỉ tập trung vào yếu tối “Fi” mà quên đi rằng chất lượng trò chơi mới thực sự là yếu tố quan trọng giữ người chơi ở lại với nền tảng.
Hôm nay, CryptoViet sẽ cùng các bạn nhìn lại thị trường GameFi và cùng phân tích hướng đi tiếp theo cho GameFi trong tương lai nhé?
Phân loại các mô hình GameFi
Phân loại các mô hình GameFi từ trước đến nay
1st gen (2017-2019)
Thế hệ đầu tiên của trò chơi NFT chủ yếu dựa trên các bộ sưu tập kỹ thuật số, nhiều game trong số đó được lấy cảm hứng từ các trò chơi bài thu thập trực tuyến thông thường như Hearthstone. Thời điểm đó các trò chơi nói chung đều là chơi miễn phí, các nhà phát triển kiếm doanh thu cho game bằng cách lấy một phần nhỏ tất cả giao dịch blockchain trong trò chơi.
Các trò chơi NFT trước đây có xu hướng trải nghiệm trò chơi nhàn rỗi / thụ động, được đánh giá dựa trên các hành động dựa trên thời gian dẫn đến việc thu thập tài nguyên theo thời gian. Ví dụ, trò chơi của CryptoKitties xoay quanh khả năng của những người sưu tầm để “lai tạo” những chú mèo con độc đáo với những đặc điểm khác nhau dựa trên sự kết hợp của hai “bố mẹ”. Gameplay cũng chủ yếu mang tính chất 2D, với đồ họa và hình ảnh động cơ bản, nhiều tựa game lấy cảm hứng từ các trò chơi cổ điển như Pokemon và Neopets.
Tuy nhiên, các tựa game thế hệ đầu tiên không thu hút được sự tham gia của người chơi trong thời gian dài, bằng chứng là sự suy giảm của CryptoKitties, với các vấn đề như mô hình “pay-to-win” trong đó người chơi phải chi tiêu để chơi ở cấp độ cạnh tranh do thiếu tài sản trong nền kinh tế của trò chơi.
2nd gen (2019 – hiện tại)
Thế hệ trò chơi NFT hiện tại thuộc thế hệ thứ hai – nơi tập trung vào việc cải thiện mức độ tương tác lâu dài của người chơi (điều mà thế hệ đầu tiên thiếu) thông qua nền kinh tế kỹ thuật số trong trò chơi của họ, đặc biệt với sự trợ giúp của “Play-to-Earn” (P2E).
Mô hình P2E cho phép người chơi kiếm thu nhập dưới dạng mã thông báo / phần thưởng trong trò chơi. Các mã thông báo / phần thưởng trong trò chơi này có thể được sử dụng trong trò chơi, được giao dịch trên các sàn giao dịch hoặc chúng có thể được quy ra tiền mặt bằng nội tệ của người chơi.
Tiên phong của mô hình P2E thế hệ thứ hai là Axie Infinity. Đây là một trò chơi NFT lấy cảm hứng từ Pokémon, nơi người chơi chiến đấu, thu thập, nuôi và xây dựng một vương quốc trên đất liền cho các vật nuôi kỹ thuật số của họ (được gọi là Axies) trong một vũ trụ mở.
Sự bùng nổ của Axie Infinity bởi game có nhiều cách để người chơi kiếm thu nhập, bao gồm:
- Kiếm được Smooth Love Potions (SLP, một mã thông báo tiện ích cần thiết để tạo Axies mới) thông qua nhiệm vụ hàng ngày, PvP và chơi PvE.
- Kiếm mã thông báo quản trị Axie Infinity Shards (AXS) từ phần thưởng trò chơi.
- Nuôi và buôn bán các Axie quý hiếm để kiếm lời.
- Tích lũy tài nguyên thông qua quyền sở hữu đất trong trò chơi.
- Cuối cùng kiếm được lợi nhuận từ các mã thông báo AXS đặt cọc từ phí trong trò chơi thông qua kho bạc cộng đồng
3rd generation (upcoming)
Thế hệ thứ ba sắp tới của trò chơi NFT dự kiến sẽ mang đến trải nghiệm chơi game tinh tế hơn, tận dụng thế mạnh của tính năng chơi để kiếm tiền kết hợp với thiết kế / đồ họa trò chơi tốt hơn, phù hợp với các trò chơi AAA có quỹ phát triển thấp.
Nếu P2E là động lực cho sự phổ biến của thế hệ trò chơi NFT hiện tại, thì thế hệ trò chơi thứ ba sắp tới sẽ bắt đầu mang lại cộng đồng game thủ chính thống lớn hơn khi đem lại những trải nghiệm ngày càng phù hợp với các trò chơi AAA truyền thống.
4th generation (near future)
Khi tiền điện tử ngày càng trở nên phổ biến, có vẻ hợp lý khi giả định rằng các thế hệ trò chơi tiếp theo có thể có khả năng chứng kiến các nhà phát triển lớn như Ubisoft, GamStop, Epic game,… trực tiếp tham gia sản xuất các tựa game AAA quy mô lớn.
Thực trạng hiện tại của GameFi
GameFi 2.0 với sự dẫn đầu của Axie Infinity đã thổi lên làn sóng GameFi kể từ tháng 07/2021 xoay quanh mô hình P2E. Kể từ đó các game P2E ra đời liên tuc với sự khác biệt về lối chơi như staking, PVE vượt tháp, PVP đấu thẻ,…) hoặc khác nhau về tokenomics (mã thông báo đơn, mã thông báo kép, mã thông báo + NFT,…).
Tuy nhiên các tựa game đa phần có mô hình đều giống Ponzi, tức là mô hình kinh tế game chưa hoàn thiện để duy trì game trong một thời gian dài như game truyền thống. Thay vào đó, các dự án phụ thuộc quá mức vào dòng tiền bên ngoài (người đến sau trả tiền cho người đến trước) khiến vòng đời của game rất ngắn.
Trong mô hình này, lợi nhuận của người chơi cũ đến từ việc người chơi mới đầu tư, điều này tạo ra ảo tưởng rằng những người chơi cũ đang kiếm tiền. Tất cả các mã thông báo hoặc NFT do người chơi cũ tạo ra cần có người chơi mới tiêu thụ, nếu không, lạm phát quá mức cho phép sẽ khiến giá của cả mã thông báo và NFT trượt dài.
Cách thức vận hành của đa phần các dự án GameFi hiện tại
Dữ liệu về GameFi cho ta thấy, thị trường GameFi tăng trưởng ổn đình từ tháng 07-09/2021 và bắt đầu bùng bổ trong tháng 10-11/2021. Sau đó, vì mô hình kinh tế của các dự án không thể đáp ứng nhu cầu liên tục sinh lãi của trò chơi, các dự án bắt đầu sụp đổ và một vụ nổ bong bóng xảy ra là điều không thể tránh khỏi.
Vốn hoá thị trường GameFi theo dữ liệu của Footprint
Hướng đi tiếp theo cho GameFi trong tương lai?
Trò chơi AAA chất lượng cao
Các trò chơi 3A sẽ là xu hướng cho GameFi trong tương lai. Ở các game 3A, dự án sẽ tập trung phát triển chất lượng dự án với chi phí cao, sử dụng các công nghệ hiện đại như Unreal Engine 5 để cải thiện trải nghiệm người dùng. Các tựa game 3A với MOBA, RPG, SLG tạo ra các bối cảnh và nội dung khác nhau theo định vị riêng của từng dự án. Có thể người dùng phải đợi một thời gian, có thể là quý 2, quý 3 năm sau, thậm chí lâu hơn nhưng đây là hướng đi tất yếu của thị trường.
Lịch sử raise fund vẫn đang ủng hộ thị trường GameFi
2022 là năm khá xấu đối với thị trường crypto, Tuy nhiên các VC vẫn tập trung nhiều vào đầu tư vào GameFi và Metaverse. Cụ thể, GameFi và Metaverse chiếm thị phần lớn hơn nhiều trong danh mục đầu tư của các quỹ đầu tư lớn. Số tiền đầu tư của các VC vào hai loại này đã tăng từ 874 triệu đô la vào năm 2021 lên 2,4 tỷ đô la vào năm 2022. Điều này cho thấy các quỹ đầu tư vẫn tin tưởng vào lĩnh vực Game
Thị phần đầu tư theo loại của các VCs năm 2022
Số tiền đầu tư vào Gaming và Metaverse của các VCs trong năm 2022
Trong đó, Epic Games nhận được nhiều nhất với khoản đầu tư 2 tỷ đô la từ Sony Group Corporation và KIRKBI vào tháng 4/2022. Về số lượng dự án, Animoca Brands dẫn đầu với 52 dự án được đầu tư trong một năm bao gồm GameFi, metaverse, guild,…
Lời kết
Qua chu kỳ GameFi vừa rồi ta có thể thấy Ponzinomics có thể thu hút người chơi khi bắt đầu một dự án, nhưng dự án sẽ không tồn tại lâu dài nếu chỉ dựa vào khả năng tiêu thụ của người chơi mới.
Đa số các dự án GameFi hiện tại vẫn có vòng đời ngắn ngoại trừ Axie Infinity. Do đó, cần phải có sự chuyển tiếp của mô hình GameFi nơi mà các dự án tập trung vào trải nghiệm người dùng để kéo dài vòng đời của dự án.
Đọc thêm:
Embonldn là gì? Bước tiến mới trong lĩnh vực Blockchain Gaming
Unreak Engine 5 là gì? Công nghệ giành cho GameFi tương lai?
Trả lời