• Hệ Sinh Thái
    • Ethereum
      • Polygon
      • Arbitrum
    • Aptos
    • Sui
    • BNB Chain
    • Polkadot
    • Solana
    • Celo
    • Near
    • Terra
    • Avalanche
    • Cosmos
  • Web3
  • NFTs
    • Metaverse
    • Game AAA
  • Infrastructure
  • Kiến Thức Crypto
  • Tạp Chí
  • AMA
  • Tuyển Dụng

CryptoViet Analytics

In Tech We Trust

Social

You are here: Home / Hệ Sinh Thái / Polkadot / Hệ sinh thái Polkadot cần điều kiện gì để bùng nổ trong tương lai?
Hệ sinh thái Polkadot cần điều kiện gì để bùng nổ trong tương lai?

Hệ sinh thái Polkadot cần điều kiện gì để bùng nổ trong tương lai?

Tháng Năm 25, 2022 by Đạt Leave a Comment

Nội dung bài viết ẩn
1. Giải thích cấu trúc Layer 0 của Polkadot
2. Vì sao XCM sẽ là công nghệ áp dụng cho các nền tảng multi-chain trong tương lai?
3. Statemint đóng vai trò gì trong hệ sinh thái Polkadot?
4. Hệ sinh thái Polkadot cần điều kiện gì để bùng nổ trong thời gian sắp tới?
4.1. Yếu tố về Tech
4.2. Yếu tố dòng tiền
4.3. Yếu tố thị trường
5. Lời kết

Giải thích cấu trúc Layer 0 của Polkadot

Hệ sinh thái Polkadot cần điều kiện gì để bùng nổ trong tương lai?

Trước khi mình nói về các điều kiện mà hệ sinh thái Polkadot còn thiếu để bùng nổ thì mình sẽ nói qua cấu trúc của Polkadot để anh em dễ hình dung. Cùng tìm hiểu nào!

Relaychain (Vòng tròn màu xám): đóng vai trò duy trì bảo mật trên toàn bộ mạng lưới Polkadot, là nơi hợp nhất tất cả các chuỗi trên parachain thành một khối duy nhất với một lớp bảo mật chung. Ngoài ra, Relaychain còn là nơi cho phép di chuyển tài sản (coin, NFTs,…), thông tin giao tiếp giữa các Parachain.

Parachain: Kiến trúc của Polkadot bao gồm 100 parachains. Các parachains là các Layer 1 hoặc Dapp phục vụ các mục đích khác nhau (Dex, lending & borrowing, smart contract, stablecoin,..) trong hệ sinh thái Polkadot. Để trở thành một parachain, các dự án cần phải tham gia các phiên đấu giá để thuê 1 vị trí tối đa trong 2 năm.

Parathread: Cũng là các Layer 1 hoặc Dapp trả tiền để sử dụng dịch vụ của Polkadot. Các dự án này hoặc là muốn tương tác với hệ sinh thái Polkadot nhưng không cần tính bảo mật của Relaychain hoặc không đủ chi phí để thuê 1 vị trí dài hạn trên Parachain.

Bridge Chain: Là cầu nối từ các hệ sinh thái khác vào Polkadot như Ethereum, Cosmos, Avalanche, Solana,…

Vì sao XCM sẽ là công nghệ áp dụng cho các nền tảng multi-chain trong tương lai?

Polkadot được thiết kế để trở thành trung tâm của hoạt động cross-chain, nơi kết nối các parachains và các ứng dụng phi tập trung được xây dựng trên Subtrate và EVM để hướng đến tầm nhìn multichain trong tương lai. Trên Polkadot không có smart contract mà thay vào đó tất cả các dự án và Dapp đều tồn tại trên các mạng kết nối độc lập được gọi là parachains. Các parachains tương tác với nhau thông qua XCM của Relaychain.

XCM (cross-consensus messaging) là một cơ chế quan trọng cho phép khả năng tương tác trong hệ sinh thái Polkadot và Kusama. Công nghệ này cho phép chuyển mã thông báo và cung cấp khả năng tương tác trong hệ sinh thái với phí gas rẻ, tốc độ nhanh chóng giữa các parachains thay vì phải sử dụng cơ chế bridge thông thường. Điều này giúp các parachains tránh khỏi các rủi ro bị tấn công của các dự án thông qua bridge. Trong giai đoạn khởi chạy đầu tiên, phần lớn các tương tác xoay quanh việc chuyển mã thông báo, NFTs giữa các layer, Dapp. Trong tương lai gần, XCM và các công nghệ chuỗi chéo khác sẽ cung cấp nhiều chức năng cho phép triển khai multichain DApp nhằm thúc đẩy sự phát triển các mảng thiết thực như identity management, storage, hay privacy.

Statemint đóng vai trò gì trong hệ sinh thái Polkadot?

Statemint, parachain được xây dựng bởi Parity Technologies, là một trong những parachain “tài sản chung” đầu tiên cho mạng Polkadot. Parachain này sẽ cung cấp chức năng để triển khai tài sản – từ tác phẩm nghệ thuật được mã hóa (NFT), stablecoin đến các loại tài sản tiền điện tử khác trong mạng lưới Polkadot và Kusama, đồng thời mang đến cho người dùng của họ trải nghiệm tốt hơn với mức phí thấp hơn so với các giải pháp hiện có.

Trên các blockchain khác, tài sản trên chuỗi thường được phát hành dưới dạng hợp đồng thông minh. Việc sử dụng các hợp đồng thông minh cho chức năng được tiêu chuẩn hóa sẽ không hiệu quả và phí cao, vì các nền tảng hợp đồng thông minh phải tính toán chi phí cho từng bước thực hiện.Việc tính toán cùng một tiểu chuẩn lặp đi lặp lại sẽ gây lãng phí tài nguyên hệ thống vì độ phức tạp khi thực thi tiêu chuẩn. Parachain có thể mã hóa giao diện cho các tài sản trực tiếp vào chuỗi, cho phép thực hiện nhanh và rẻ các chức năng thông thường. Bằng cách mã hóa chức năng và tài sản trên chuỗi, hệ thống không cần đo các lệnh gọi chức năng tiêu chuẩn.

Các tài sản phát hành trên Statemint chỉ có giá trị khi chủ sở hữu mã thông báo tin tưởng vào tổ chức phát hành tài sản. Parachain này không cung cấp các công cụ xác minh nguồn gốc tài sản vì chúng là duy nhất trên chuỗi nhưng Statemint sẽ cung cấp chức năng để tổ chức phát hành tài sản công bố tính xác thực của tài sản được phát hành. Mỗi đơn vị phát hành tài sản cần có phương pháp riêng để chứng mình độ tin cậy của tài sản phát hành, ví dụ Tether muốn phát hành usdt thông qua Statemint có thể cung cấp các chứng chỉ xác thực và hồ sơ kho bạc của họ để nhận được sự tin tưởng của nhà đầu tư.

Vì Statemint là parachain phục vụ lợi ịch chung cho cả hệ sinh thái Polkadot nên sẽ được mặc định là slot đầu tiên trên Parachains mà không cần tham gia đấu giá.

Hệ sinh thái Polkadot cần điều kiện gì để bùng nổ trong thời gian sắp tới?

Yếu tố về Tech

Hệ sinh thái Polkadot đã có đầy đủ các mảnh ghép về DeFi, Smart contract, stablecoin, NFT,…Tuy nhiên đây vẫn đang là những mảnh ghép rời rạc, chưa có sự liên kết giữa các parachains, XCM đóng vai trò là cầu nối nội bộ đã đi vào hoạt động nhưng cần thời gian để các parachains kết nối với nhau, hiện tại chỉ mới có Acala và Moonbeam công bố kích hoạt XCM để liên kết 2 parachains này, các parachains còn lại cũng cần kích hoạt cầu nối để có thể giao thương giữa các layer, Dapp.

Yếu tố dòng tiền

Dòng tiền có lẻ là yếu tố trực quan nhất để đánh giá sự phát triển của một hệ sinh thái. Đối với Polkadot cũng vậy, Statemint đóng vai trò là nơi phát hành các tài sản native thuộc Polkadot chain vẫn chưa hoạt động, qua checking trên explorer của Statemint mình vẫn chưa thấy động thái phát hành stablecoin hay các tài sản khác. Ngoài ra, Bridge Chain từ các hệ sinh thái như Ethereum, BSC, Solana, Avalance cũng đang trong trạng thái chờ, dòng tiền hiện tại trên hệ sinh thái Polkadot chủ yếu đến từ các dự án build trước máy ảo EVM như Moonbeam hay Astar Network, như thế vẫn là chưa đủ cho sự bùng nổi của một layer 0 như Polkadot.

Yếu tố thị trường

Xu hướng hiện tại của thị trường đang khá xấu khiến nhà đầu tư cảm thấy lo ngại, đặc biệt là sau cú sập của Luna vừa rồi. Nhìn rộng ra ta thấy không chỉ thị trường tiền điện tử mà ngay cả thị trường tài chính Mỹ cũng đang lao dốc không phanh, Bitcoin bị ảnh hưởng là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, đây là thời gian tốt để thanh lọc những dự án thực sự chất lượng.

Lời kết

Polkadot mình đánh giá là hệ sinh thái tiềm năng bậc nhất trong thị trường hiện tại, đặc biệt họ sở hữu đội ngũ dự án vừa có tầm, vừa có tâm. Các sản phẩm của hệ sinh thái rất chất lượng với độ an toàn cực cao, tuy nhiên hiện tại các mảnh ghép đang trong quá trình kết nối XCM cũng như bridge chain, đây là điều kiện tiên quyết cần có để thu hút dòng tiền từ các hệ sinh thái khác cũng như thông thương giữa các mảnh ghép. Mình vẫn sẽ theo dõi sát sao chuyển động của Polkadot và cập nhật ngay cho anh em khi có thông tin mới. Xin chào và hẹn gặp lại ở những bài viết sau!

Chia sẻ
Disclaimer: Giao dịch tiền điện tử có mức độ rủi ro cao và có thể không phù hợp với tất cả các nhà đầu tư. CryptoViet sẽ không chịu trách nhiệm pháp lý đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào có thể phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc sử dụng hoặc phụ thuộc vào những thông tin trên. Tất cả các ý kiến ​​được bày tỏ trên trang web này thuộc sở hữu của người viết và không bao giờ được coi là lời khuyên dưới bất kỳ hình thức nào.

Lượt xem: 65

Bài viết liên quan

huong-dan-chay-node-gear-network-bang-source-code
Hướng dẫn chạy node Gear Network bằng source code
Subspace là gì? Những điều cần biết về Subspace Network
gear-network-la-gi
Gear Network là gì? Vai trò của Gear Network trong hệ sinh thái Polkadot
Previous Post: « Toàn cảnh thị trường DeFi sau sự sụp đổ của hệ sinh thái Terra?
Next Post: Những điều bạn cần biết về Terra 2.0? »

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Theo Dõi Chúng Tôi

  • Email
  • Facebook
  • Twitter

Bài Viết Đọc Nhiều

  • Hướng dẫn chạy node Sui blockchain bằng source code – Testnet Wave 2 (672)
  • Hướng dẫn chạy node Celestia bằng source code (411)
  • Node là gì? Cơ hội nhận Retroactive thông qua việc chạy node? (381)
  • Hướng dẫn chạy node Aptos bằng source code (347)
  • Hướng dẫn chạy node Sui blockchain bằng source code (232)

Copyright © 2023 · CryptoViet Analytics · CryptoViet.com