• Hệ Sinh Thái
    • Ethereum
      • Polygon
      • Arbitrum
    • Aptos
    • Sui
    • BNB Chain
    • Polkadot
    • Solana
    • Celo
    • Near
    • Terra
    • Avalanche
    • Cosmos
  • Web3
  • NFTs
    • Metaverse
    • Game AAA
  • Infrastructure
  • Kiến Thức Crypto
  • Tạp Chí
  • AMA
  • Tuyển Dụng

CryptoViet Analytics

In Tech We Trust

Social

You are here: Home / Kiến Thức Crypto / Federal Reserve System (FED) là gì? Việc tăng lãi suất của FED ảnh hưởng đến thị trường tiền điện tử như thế nào?
Federal Reserve System (FED) là gì? Việc tăng lãi suất của FED ảnh hưởng đến thị trường tiền điện tử như thế nào?

Federal Reserve System (FED) là gì? Việc tăng lãi suất của FED ảnh hưởng đến thị trường tiền điện tử như thế nào?

Tháng Sáu 25, 2022 by Đạt Leave a Comment

Nội dung bài viết ẩn
1. Federal Reserve System (FED) là gì?
2. Nhiệm vụ của FED là gì?
3. Điều gì xảy ra khi FED tăng lãi suất?
4. Ảnh hưởng của việc tăng lãi suất của FED đối với thị trường tiền điện tử?
5. Lời kết

Federal Reserve System (FED) là gì?

Hệ thống Dự trữ Liên bang (FRS), còn được gọi là FED, là ngân hàng trung ương của Hoa Kỳ. FED thường được biết đến là đơn vị điều chỉnh hệ thống tài chính và tiền tệ của Hoa Kỳ. Hệ thống Dự trữ Liên bang bao gồm một cơ quan chính phủ trung ương ở Washington DC, Hội đồng Thống đốc và 12 Ngân hàng Dự trữ Liên bang khu vực ở các thành phố lớn trên khắp Hoa Kỳ.

Cục Dự trữ Liên bang thực hiện năm chức năng chung: thực hiện chính sách tiền tệ của quốc gia , điều chỉnh các tổ chức ngân hàng, giám sát và bảo vệ quyền tín dụng của người tiêu dùng, duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính và cung cấp các dịch vụ tài chính cho chính phủ Hoa Kỳ. FED vận hành ba hệ thống thanh toán: Dịch vụ Quỹ Fedwire , Dịch vụ Chứng khoán Fedwire và Dịch vụ Thanh toán Quốc gia.

FED được thành lập theo Đạo luật Dự trữ Liên bang, được Tổng thống Woodrow Wilson ký vào ngày 23 tháng 12 năm 1913, để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính năm 1907. Trước đó, Mỹ là cường quốc tài chính duy nhất không có ngân hàng trung ương. FED có quyền hành động để đảm bảo sự ổn định tài chính và là cơ quan quản lý chính của các ngân hàng là thành viên của Hệ thống Dự trữ Liên bang. FED đóng vai trò là người cho vay cuối cùng đối với các tổ chức thành viên nếu không có nơi nào khác để vay.

Nhiệm vụ của FED là gì?

Cục Dự trữ Liên bang có một số mục tiêu chính như hạn chế tối đa tỷ lệ thất nghiệp, kiểm soát giá cả ở mức ổn định và giữ lãi suất dài hạn ở mức quanh 2% hàng năm theo mục tiêu của ngân hàng trung ương.

Trong đó, công việc số một của FED là quản lý chính sách tiền tệ của Hoa Kỳ, có nghĩa là kiểm soát nguồn cung tiền trong nền kinh tế của đất nước. Mặc dù FED có nhiều công cụ để thực hiện nhiệm vụ trên nhưng tác động đến lãi suất là công cụ kiểm soát tiền tệ hiệu quả và nổi bật nhất của FED.

Tại các cuộc họp thường kỳ của mình, Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) đặt ra một phạm vi mục tiêu cho việc tăng hoặc giảm lãi suất quỹ liên bang, đóng vai trò tham chiếu cho lãi suất mà các ngân hàng thương mại lớn tính cho nhau đối với các khoản vay qua đêm.

Lãi suất quỹ liên bang là tiêu chuẩn quan trọng nhất cho lãi suất trong nền kinh tế Hoa Kỳ  và nó ảnh hưởng đến lãi suất trong toàn bộ nền kinh tế toàn cầu.

Điều gì xảy ra khi FED tăng lãi suất?

Khi FED tăng lãi suất mục tiêu của quỹ liên bang, mục tiêu là tăng chi phí tín dụng trong toàn nền kinh tế. Lãi suất cao hơn làm cho các khoản vay đắt hơn cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng, và mọi người phải tốn nhiều chi phí hơn cho việc trả lãi.

Những người không thể hoặc không muốn chi trả các khoản cao hơn sẽ hoãn các dự định liên quan đến tài chính, điều đó khuyến khích mọi người tiết kiệm tiền hơn. Điều này làm giảm lượng cung tiền trong lưu thông, có xu hướng làm giảm lạm phát và điều hòa hoạt động kinh tế hay còn gọi là hạ nhiệt nền kinh tế.

Mình đưa ra một ví dụ đơn giản để anh em hiểu về tác động của việc FED tăng lãi suất. Một gia đình mua nhà với khoản thế chấp $ 300,000 trong 30 năm, lãi suất cố định. Nếu các ngân hàng cung cấp cho họ mức lãi suất là 3,5%, tổng chi phí hết vòng đời trả nợ của khoản thế chấp sẽ là khoảng 485.000 đô la, với gần 185.000 đô la trong số đó là lãi suất. Hằng tháng, gia đình đó phải bỏ ra 1.340 đô la để thanh toán cho ngân hàng.
Giả sử FED đã tăng lãi suất thêm 1% trước khi gia đình thực hiện khoản vay và lãi suất mà các ngân hàng đưa ra cho khoản vay thế chấp nhà 300.000 đô la đã tăng lên 4,5%. Trong thời hạn 30 năm của khoản vay, gia đình sẽ phải trả tổng cộng hơn 547.000 đô la, với chi phí lãi suất chiếm 247.000 đô la. Khoản thanh toán thế chấp hàng tháng của họ sẽ là khoảng $ 1,520. Như vậy, anh em có thể thấy chi phí hằng tháng mà gia đình đó phải trả sẽ cao hơn nhiều.

Ví dụ đơn giản này cho thấy cách FED sẽ làm giảm lượng tiền trong nền kinh tế khi tăng lãi suất. Bên cạnh các khoản thế chấp, lãi suất tăng ảnh hưởng đến thị trường cổ phiếu và trái phiếu, thẻ tín dụng, các khoản vay cá nhân, khoản vay sinh viên, khoản vay mua ô tô,  khoản vay kinh doanh và các khoản vay để đầu tư vào thị trường tiền điện tử.

Ảnh hưởng của việc tăng lãi suất của FED đối với thị trường tiền điện tử?

Khi Cục Dự trữ Liên bang họp vào ngày 26 tháng 1, BTC đã giảm từ khoảng 38.000 đô la xuống còn 35.600 đô la . Đây là mức giảm khoảng 6% và nó diễn ra trong vòng chưa đầy 24 giờ.

Trước đó, trong một cuộc họp ngày 5 tháng 1, FOMC đã công bố khả năng sẽ tăng lãi suất vào năm 2022. Lập tức thị trường tiền điện tử đã phản ứng sau công bố này, BTC giảm từ 46.500 đô la xuống 43.200 đô la trong vài giờ, trước khi giảm xuống 41.500 đô la một vài ngày sau đó, tương ứng với mức giảm khoảng 10%. Và kể từ đó, thị trường tiền điện tử đã đi vào một xu hướng giảm giá dài hạn.

Sự thắt chặt lãi suất của ngân hàng trung ương là vấn đề về kinh tế vĩ mô lớn nhất khiến cả thị trường chứng khoán và tiền điện tử cùng đi xuống như hiện tại. Qua đó chúng ta cũng dần thấy sự tương quan ngày càng rõ giữa các thị trường.

Nói một cách đơn giản, các lần tăng lãi suất liên tiếp đang tác động trực tiếp vào bitcoin và tiền điện tử nói chung. Năm 2022 có thể trở thành một năm của một thị trường gấu tiền điện tử khi mà trước mắt chúng ta có thể còn phải đối diện với 4 lần tăng lãi suất cho đến cuối năm. Theo dự đoán, FED sẽ tiếp tục tăng lãi suất mạnh từ đây đến cuối năm để kiểm soát lạm phát kỷ lục tại Mỹ, dự kiến kết thúc năm 2022 với mức lãi suất 3,4%.

Lịch họp FOMC năm 2022 của Cục Dự trữ Liên bang:

Lời kết

Dự phóng cá nhân của mình từ đây đến cuối năm 2022 sẽ không có dòng tiền đổ vào thị trường tiền điện tử, tác động của việc FED tăng lãi suất chỉ dần hạ nhiệt vào khoảng đầu năm 2023 nên việc đầu tư giai đoạn này khá rủi ro cho các nhà đầu tư. Các bạn nên thận trọng khi xuống tiền trong giai đoạn này.

Chia sẻ
Disclaimer: Giao dịch tiền điện tử có mức độ rủi ro cao và có thể không phù hợp với tất cả các nhà đầu tư. CryptoViet sẽ không chịu trách nhiệm pháp lý đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào có thể phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc sử dụng hoặc phụ thuộc vào những thông tin trên. Tất cả các ý kiến ​​được bày tỏ trên trang web này thuộc sở hữu của người viết và không bao giờ được coi là lời khuyên dưới bất kỳ hình thức nào.

Lượt xem: 75

Bài viết liên quan

TrueUSD-la-gi
TrueUSD là gì? Tìm hiểu thông tin chi tiết về Stablecoin TUSD
Toku – Nền tảng trả lương, thưởng dựa trên mã thông báo
ERC-4337
ERC 4337 – Bản nâng cấp mới của Ethereum có ý nghĩa gì đối với NFTs
Previous Post: « stETH là gì? Tại sao lại cần có Lido?
Next Post: Bitcoin có ảnh hưởng như thế nào đối với toàn bộ thị trường tiền điện tử? Làm gì khi giá Bitcoin sụp đổ? »

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Theo Dõi Chúng Tôi

  • Email
  • Facebook
  • Twitter

Bài Viết Đọc Nhiều

  • Hướng dẫn chạy node Sui blockchain bằng source code – Testnet Wave 2 (670)
  • Hướng dẫn chạy node Celestia bằng source code (410)
  • Node là gì? Cơ hội nhận Retroactive thông qua việc chạy node? (381)
  • Hướng dẫn chạy node Aptos bằng source code (346)
  • Hướng dẫn chạy node Sui blockchain bằng source code (231)

Copyright © 2023 · CryptoViet Analytics · CryptoViet.com