Ngày nay, khả năng mở rộng của Ethereum vẫn còn là vấn đề khiến phí giao dịch của mạng lưới này vẫn ở mức cao. Mặc dù, một số giải pháp mở rộng Layer 2 như Optimism hay Arbitrum đã ra đời để hỗ trợ Ethereum trong việc tăng tốc độ và giảm phí giao dịch, tuy nhiên bài toán vẫn chưa có lời giải trong khi ETH 2.0 vẫn còn bỏ ngỏ.
Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về Celestia, một blockchain platform với kiến trúc hoàn toàn mới, hứa hẹn sẽ giải quyết vấn đề về khả năng mở rộng trong tương lai. Vậy Celestia là gì? Celestia có điểm gì nổi bật?
Celestia là gì?
Celestia là mạng lưới modular blockchain đầu tiên giúp các nhà phát triển có thể dễ dàng triển khai các ứng dụng phi tập trung. Celestia cho phép các ứng dụng có thể thoát khỏi những ràng buộc của các kiến trúc nguyên khối để xây dựng một cách linh hoạt và tự do theo các điều kiện riêng biệt.
Celestia dựa trên hai công nghệ chính:
- Optimistic rollups: Điều này cho phép các nhà phát triển tạo chain riêng với môi trường thực thi ngoài Celestia chain, trong khi vẫn sử dụng cơ chế đồng thuận và Dữ liệu trên Celestia.
- Data availability proofs: Điều này giúp Celestia có thể mở rộng quy mô để lưu trữ và đạt được sự đồng thuận về khối lượng lớn dữ liệu mà không cần các node phải tự tải xuống tất cả dữ liệu để xác minh.
Ý tưởng của Celestia là gì?
Các nhà phát triển thường buộc phải đánh đổi giữa bộ ba vấn đề về khả năng mở rộng khi tạo ra một blockchain. Các phương pháp truyền thống thường chỉ cho phép các nhà phát triển đạt được hai trong số ba thuộc tính này.
Đối với một mạng lưới tập trung vào yếu tố phi tập trung và bảo mật, nó sẽ thường gặp khó khăn trong việc mở rộng quy mô. Các chuỗi khối Bitcoin và Ethereum là một số ví dụ về các chuỗi truyền thống đã phải khó khăn như thế nào để mở rộng quy mô, việc khả năng mở rộng kém làm cho các giao dịch trên chuỗi trở nên rất tốn kém trong trường hợp tần suất hoạt động của mạng tăng lên.
Lý do chính đằng sau việc mạng Bitcoin và Ethereum không có khả năng mở rộng là bởi vì mọi node trong cả hai mạng này đều phải xử lý giao dịch. Khi hoạt động mạng tăng lên, tình trạng tắc nghẽn sẽ xuất hiện khiến phí giao dịch tăng cao.
Celestia tiếp cận vấn đề khả năng mở rộng bằng một thiết kế blockchain hoàn toàn mới. Thay vì gói mọi thứ lại với nhau trên blockchain, Celestia cung cấp một kiến trúc mô-đun trong đó các Lớp đồng thuận (Consensus Layer) và Lớp khả dụng dữ liệu (Data Availability Layer) được tách biệt khỏi Lớp thực thi (Execution Layer) của nó.
Celestia là gì – Kiến trúc phân tầng của Celestia
Ưu điểm của việc tách lớp này là thay vì để mọi node thực hiện tất cả các giao dịch trên blockchain, các node có thể tự do thực hiện các giao dịch cụ thể cho các ứng dụng mà họ lựa chọn.
Lịch sử gọi vốn
Celestia đã hoàn thành vọng gọi vốn trị giá 1,5 triệu đô la được dẫn dầu bởi Interchain Foundation và Binance Labs. Ngoài ra, vòng đầu tư này còn có sự tham gia của một số quỹ đầu tư khác bao gồm KR1, Maven 11, Signature Ventures, Dokia Capital, P2P Capital, Divergence Ventures, Ramsey Khoury, Cryptium Labs,Simon Johnson, Michael Ng, Michael Youssefmir và Tokonomy.
Đội ngũ dự án
Sau khi chúng ta đã tìm hiểu về Celestia là gì thì đội ngũ của dự án cũng là một điều anh em cần phải lưu tâm.
Đầu tiên phải kể đến Mustafa Al-Bassam, người trước đây đã đồng sáng lập Chainspace, một nền tảng hợp đồng thông minh đã được Facebook mua lại. Anh ấy đã viết một số bài báo đóng góp về bảo mật của các hệ thống shard chain, đặc biệt là một kế hoạch chứng minh về tính khả dụng của dữ liệu và gian lận.
Cũng trong nhóm còn có John Adler, một nhà nghiên cứu khả năng mở rộng layer 2 tại ConsenSys đang làm việc trong Giai đoạn 2 của Ethereum 2.0. Ông đã tạo ra đặc điểm kỹ thuật đầu tiên cho công nghệ an Optimistic rollup ngày này, lấy cảm hứng từ các công trình trước đó của Mustafa về tính khả dụng của dữ liệu.
Ngoài ra còn có Ismail Khoffi, một kỹ sư nghiên cứu cao cấp có nhiều năm kinh nghiệm từ việc xây dựng các nguyên mẫu nghiên cứu học thuật đến việc đưa cả hệ thống blockchain vào sản xuất, bao gồm cả tại Tendermint, Google UK và EPFL.
Cơ hội tham gia mạng lưới sớm để sở hữu token dự án
Roadmap của Celestia
Hiện tại dự án đang trong quá trình testnet để kiểm tra các chức năng mạng lưới. Nếu là Developers, anh em có thể xây dựng Dapp trên bản Beta. Hoặc anh em có thể đăng kí waitlist để chạy node testnet cho Celestia để kiếm token của dự án này nhé. Mình sẽ có bài hướng dẫn anh em cách chạy node sau khi dự án bước vào giai đoạn testnet node.
Join the waitlist trên trang chủ Celestia
Anh em có thể đọc thêm về “node và cơ hội nhận hội nhận Retroactive thông qua việc chạy node” tại đây.
Lời kết
Thông qua bài viết, anh em có thể hiểu Celestia là gì và kiến trúc có gì khác biệt so với các blockchain hiện tại. Mặc dù vẫn còn trong giai đoạn đầu phát triển, Celestia có vẻ là một dự án đầy hứa hẹn trong việc giải quyết vấn đề nan giải về khả năng mở rộng với kiến trúc modular blockchain. Về lý thuyết, cải tiến thiết kế này sẽ cho phép Celestia đạt được mức độ mở rộng, tính linh hoạt và khả năng tương tác cao hơn nhiều so với các phiên bản tiền nhiệm.
Disclaimer: Giao dịch tiền điện tử có mức độ rủi ro cao và có thể không phù hợp với tất cả các nhà đầu tư. CryptoViet sẽ không chịu trách nhiệm pháp lý đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào có thể phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc sử dụng hoặc phụ thuộc vào những thông tin trên. Tất cả các ý kiến được bày tỏ trên trang web này thuộc sở hữu của người viết và không bao giờ được coi là lời khuyên dưới bất kỳ hình thức nào.
Trả lời