• Hệ Sinh Thái
    • Ethereum
      • Polygon
      • Arbitrum
    • Aptos
    • Sui
    • BNB Chain
    • Polkadot
    • Solana
    • Celo
    • Near
    • Terra
    • Avalanche
    • Cosmos
  • Web3
  • NFTs
    • Metaverse
    • Game AAA
  • Infrastructure
  • Kiến Thức Crypto
  • Tạp Chí
  • AMA
  • Tuyển Dụng

CryptoViet Analytics

In Tech We Trust

Social

You are here: Home / Tạp Chí / Bitcoin là thứ vũ khí dẫn đầu trong trận chiến ý tưởng
Bitcoin là thứ vũ khí dẫn đầu trong trận chiến ý tưởng

Bitcoin là thứ vũ khí dẫn đầu trong trận chiến ý tưởng

Tháng Mười Hai 14, 2022 by MinhHieu Leave a Comment

Trong một thế giới của phong trào bản sắc tập thể, Bitcoin có lẽ chính là hiện thân rõ nhất cho một lý tưởng tự do về chủ quyền cá nhân.

Bài viết này chính là một lời tự sự của Natalie Smolenski, cố vấn cấp cao tại Học viện Chính sách Bitcoin và cũng là giám đốc điều hành của Texas Bitcoin Foundation.

Trong lời chia sẻ của mình, Natalie cho rằng, cuộc xâm lược Ukraine của Nga là một sự kiện không nên xảy ra, trận chiến này đã đem lại một cú shock, một bất ngờ cho toàn nhân loại. Đây được xem là một kết quả logic và mang tính vật chất bắt nguồn từ các trận chiến tư tưởng, do một nhóm các nhà tri thức và lãnh đạo chính trị Nga tiến hành trong nhiều thập kỉ qua – một cuộc chiến mà giới phương Tây đã mặc kệ và bỏ qua các mối hiểm họa tiềm tàng của chính họ.

tap-chi-bitcoin

(Ảnh minh họa – Nguồn: Internet)

May mắn thay, Châu Âu và Châu Mỹ đã có các hành động nhằm phản ứng lại trận chiến này, và đang triển khai nó trên toàn thế giới bằng một thứ vũ khí: Bitcoin

Họ cho rằng, cái lợi ích mà họ muốn là việc có thể nắm lấy mạng lưới tiền tệ Bitcoin, vì nó có thể xem như là một tổ chức xã hội mới giúp khởi tạo ra các giá trị chủ nghĩa tự do trong mô hình mã nguồn mở (Open-source Software).

Natalie cho rằng, trong một khoảng thời gian dài trước đó, chính phương Tây là những người đã phớt lờ lý thuyết chính trị – chính xác hơn là thần học chính trị – thứ đằng sau chủ nghĩa dân tộc đặc biệt của Vladimir Putin. Putin tán thành một hệ tư tưởng được xây dựng trong nhiều thập kỷ qua bởi một triết gia có tên là Aleksandr Dugin, vị triết gia này lập luận rằng: “Bản sắc tập thể của Nga cần phải khẳng định uy thế của mình trên trường thế giới dưới hình thức của một nước Nga Đại lục, quốc gia này phải trở thành trung tâm chính trị của một “Liên minh Á- Âu” lớn mạnh hơn”.

Chủ nghĩa dân tộc của Dugin hoàn toàn trái ngược với cái mà ông gọi là dự án “Atlanticist” về nhân quyền phổ quát, luật pháp quốc tế và các tiến bộ của công nghệ. Dugin (và Putin) coi NATO chính là hiện thân quân sự của dự án Atlanticist, sự tồn tại của nó chính là mối hiểm họa đối với lợi ích của Liên minh Á – Âu, thứ được thống nhất dưới ngọn cờ của chủ nghĩa bảo thủ văn hóa, chủ nghĩa bảo thủ ngôn ngữ và sắc tộc đa cực. Dugin không phải là nhà triết học dân tộc chủ nghĩa duy nhất mà Putin dựa vào để điều hành chính sách nhà nước. Ông cũng được biết đến là người đã công khai trích dẫn và giới thiệu lại cuốn sách của Ivan Ilyin, nhà triết học đầu thế kỷ 20, người mà Putin đã đích thân chôn cất lại tại Nga vào năm 2005.

Ilyin dự đoán rằng Liên Xô cuối cùng sẽ sụp đổ và ông đã vạch ra một kế hoạch chính trị cho một Nhà nước Nga mới. Nhưng, ông lại mơ về một ngày nước Nga sẽ cho thế giới thấy một chủ nghĩa phát xít vượt trội hơn so với chủ nghĩa phát xít cũ, thứ đã thất bại tại Ý và Đức – đó là một quốc gia không đảng phái được biểu thị bởi sự đoàn kết hoàn toàn của người dân với nhà độc tài của họ với sự vắng mặt của pháp quyền, pháp quyền của quốc gia giờ đây sẽ được định nghĩa lại cùng với một lịch sử mới hoàn toàn trong trắng – trước khi đối mặt với những kẻ thù lớn mạnh, bao gồm cả châu Âu và Ukraine.

Đáng lo ngại nhất, triết lý này lại mang một khía cạnh khải huyền: trong những ngày gần đây, truyền thông nhà nước Nga đã tuyên bố thẳng thừng rằng: “thế giới mà một hòa bình không có Nga là một thế giới không đáng để sống (đây là loại ngôn ngữ ám chỉ sự chấp thuận của NATO đối với các yêu cầu của Nga). Do đó, bức màn thảm họa hạt nhân lại hiện ra lờ mờ trước các nỗ lực đẩy lùi chủ nghĩa bành trướng đế quốc của Putin.

Thuyết mạt thế chính trị này không phải là quan điểm của đa số người dân Nga, những người tiếp tục bị loại trừ khỏi việc tham gia chính trị. Tuy nhiên, thế giới quan này đang được nắm giữ bởi những người có quyền lực phi thường, những người đang định hình lại trật tự địa chính trị như chúng đã đề cập.

Có lẽ bởi chính tính chất cực đoan của nó đã làm cho dự án chính trị Á – Âu trở nên quá dễ dàng để các nhà phân tích quân sự, các học giả và lý thuyết gia chính trị ở phương Tây phải bận tâm. Tuy nhiên, khi nhìn một cách bao quát hơn, các quốc châu Âu và Hoa Kỳ đã trở nên tự mãn trước thành công của họ: sau khi nhà nước Liên Xô sụp đổ, chúng ta đã chịu khuất phục trước một viễn cảnh rằng thế giới đã đi đến “điểm tận cùng của lịch sử”, rằng các lý tưởng phương Tây của chủ nghĩa tư bản về một thị trường tự do và nền dân chủ tự do đã chiến thắng một cách dễ dàng.

Tham vọng bành trướng thuộc địa của cả Nga và Trung Quốc ngày càng tăng lên, cho thấy rõ chủ nghĩa tư bản không cần đến chủ nghĩa dân chủ. Hơn thế nữa, sự giám sát ở khắp mọi nơi của nhà nước chính phủ và các ngân hàng trung ương phương Tây theo chủ nghĩa can thiệp đã khiến công dân của các quốc gia đó đặt câu hỏi về việc diễn ngôn chính trị và thị trường của chúng ta đang thực sự tự do ở mức nào. Ngày càng nhiều giới tinh hoa ở các quốc gia trên thế giới đã sẵn sàng theo đuổi con đường của sự thịnh vượng không bị ràng buộc dưới một thứ giả định ngày càng phát được triển, rằng lợi ích xã hội của 2 thứ này hoàn toàn mâu thuẫn trái ngược nhau.

Những người châu Âu và châu Mỹ từ mọi tầng lớp xã hội phải đấu tranh phản ứng bằng cách làm sống lại những ý tưởng cốt lõi của dự án châu Âu và của cả châu Mỹ: Công nhận cá nhân là đơn vị nền tảng của xã hội và công nhận nhà nước chỉ là cấp theo sau. Nhiều người trong chúng ta đã tham gia vào công việc làm sống lại những ý tưởng này bằng cách là làm những gì mà chúng ta có thể làm tốt nhất: Xây dựng cơ sở hạ tầng công cộng siêu quốc gia, tôn vinh những lý tưởng chính trị cốt lõi này như những thứ luôn đúng. Chúng ta đang tạo ra các kiến trúc kỹ thuật số để thực hiện công việc liên quan đến tranh luận chính trị.

Trong một thế giới của các phong trào bản sắc tập thể, Bitcoin có lẽ là hiện thân rõ ràng nhất của lý tưởng tự do về chủ quyền cá nhân. Bitcoin bảo vệ các quyền cá nhân và quyền doanh nghiệp đối với tài sản của họ ở cấp độ giao thức, cho phép chuyển đổi các giá trị đồng cấp giống như cách mà internet đã cho phép việc chuyển đổi đồng cấp các thông tin. Và không phải ngẫu nhiên mà cả Nga, Trung Quốc, và các quốc gia khác đều nỗ lực để kiểm soát internet và kìm nén tiềm năng giải phóng của nó, đồng thời cấm hoặc hạn chế đáng kể việc sử dụng Bitcoin. Tuy nhiên, thông tin luôn muốn được tự do, việc sở hữu và chuyển đổi giá trị cũng luôn muốn được tự do.

Dự án nền văn minh Atlanticist không chỉ đơn giản là một liên minh quân sự hay một cộng đồng kinh tế của thời kì Chiến tranh Lạnh. Mà có thể hiểu, nó chính là một lời nhắc nhở mang tính thể chế, rằng nhà nước phục vụ xã hội chứ không phải ngược lại, rằng các quyền cá nhân đối với tài sản, quyền tự do ngôn luận, và quyền lập hội là điều cần thiết cho mọi xã hội nếu muốn đạt được sự hưng thịnh. Bằng cách nâng tầm cá nhân, Bitcoin là cơ sở hạ tầng quan trọng giúp nhân loại thực hiện bước nhảy vọt tiếp theo trong tiến trình hướng tới sự thịnh vượng chung dựa trên nền tảng chứ không phải đối lập với sự tự do. Bitcoin đạt được điều này không phải thông qua xung đột động học như các cuộc chiến tranh mở, mà thông qua sức mạnh vật chất của mã nguồn Open-source.

tap-chi-bitcoin

(Ảnh minh họa – Nguồn: Internet)

Đằng sau cuộc nổ súng ở Ukraine là một cuộc chiến tư tưởng gây phá vỡ các dòng văn minh. Bằng cách khơi gợi lại các giá trị mà nhiều nhà lãnh đạo châu Âu và châu Mỹ lãng quên, Bitcoin đã nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta là ai. Nhưng Bitcoin còn có một bước tiến: nó chứng minh rằng, khi bị tước bỏ nội dung văn hóa công khai và các liên kết chính trị, quyền tự do cá nhân trong công cuộc giải quyết thông tin và các giá trị là một sự cố hữu của con người (Human universal). Và đây thực sự là chất kích thích khiến những người đang xúi giục cuộc chiến văn minh chống lại phương Tây cảm khó chịu nhất: sự tồn tại của Human universals không gắn liền với đặc thù của các văn hóa nguồn gốc.

Nhiệm vụ vĩ đại của Bitcoin là giúp nhân loại tìm thấy một tương lai chung, tôn trọng sự khác biệt về văn hóa và văn minh mà không loại bỏ tính nhân văn chung đã tạo ra từ những ngày đầu tiên.

Bài viết này là những lời chia sẻ của Natalie Smolenski, được biên dịch và biên soạn, không hoàn toàn là quan điểm của CryptoViet.

Nguồn: Bitcoin Magazine

Lưu ý, bài viết nhắm mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư, xin cảm ơn!

Chia sẻ
Disclaimer: Giao dịch tiền điện tử có mức độ rủi ro cao và có thể không phù hợp với tất cả các nhà đầu tư. CryptoViet sẽ không chịu trách nhiệm pháp lý đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào có thể phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc sử dụng hoặc phụ thuộc vào những thông tin trên. Tất cả các ý kiến ​​được bày tỏ trên trang web này thuộc sở hữu của người viết và không bao giờ được coi là lời khuyên dưới bất kỳ hình thức nào.

Lượt xem: 32

Bài viết liên quan

TrueUSD-la-gi
TrueUSD là gì? Tìm hiểu thông tin chi tiết về Stablecoin TUSD
Toku – Nền tảng trả lương, thưởng dựa trên mã thông báo
CyberConnect-la-gi
CyberConnect là gì? Social Graph tiếp theo trên BNB Chain
Previous Post: « Hiện trạng các hệ sinh thái Defi – Liệu ai sẽ là Ethereum Killer?
Next Post: Chúng ta đã bỏ lỡ phát minh quan trọng nhất trong 500 năm qua »

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Theo Dõi Chúng Tôi

  • Email
  • Facebook
  • Twitter

Bài Viết Đọc Nhiều

  • Hướng dẫn chạy node Sui blockchain bằng source code – Testnet Wave 2 (672)
  • Hướng dẫn chạy node Celestia bằng source code (411)
  • Node là gì? Cơ hội nhận Retroactive thông qua việc chạy node? (382)
  • Hướng dẫn chạy node Aptos bằng source code (348)
  • Hướng dẫn chạy node Sui blockchain bằng source code (232)

Copyright © 2023 · CryptoViet Analytics · CryptoViet.com